[INFO] TỔNG KẾT THỊ TRƯỜNG VIÊN NÉN VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ XU HƯỚNG NĂM 2020

TỔNG KẾT THỊ TRƯỜNG VIÊN NÉN VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ XU HƯỚNG NĂM 2020TỔNG KẾT THỊ TRƯỜNG VIÊN NÉN VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ XU HƯỚNG NĂM 2020TỔNG KẾT THỊ TRƯỜNG VIÊN NÉN VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ XU HƯỚNG NĂM 2020

Hàn Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ viên nén của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Hàn Quốc đạt 222,9 triệu USD, giảm mạnh ở con số 34% so với kim ngạch năm 2018. Lý do kim ngạch nhập khẩu viên nén của Việt Nam vào thị trường này giảm là do Chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi lại chính sách năng lượng trong 2 năm vừa qua, trong đó điện năng chạy bằng viên nén không còn nhận được sự ưu tiên như trước của Chính phủ.

Thị trường Hàn Quốc: Trong năm 2019 nhập khẩu 3 triệu tấn viên nén gỗ (giảm 13% so với năm ngoái) năm. Việt Nam chiếm 65% thị phần, tăng từ mức 63% trong năm 2018. Nhưng tổng lượng viên nén gỗ nhập khẩu từ Việt Nam là ~ 1,95 triệu tấn, đã giảm 11% so với năm ngoái.

Thị trường Hàn Quốc

Đứng tiếp theo là Nhật Bản với lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2019 so với năm 2018, tương ứng 119% và 106%, đạt 871 ngàn tấn và 119 triệu USD.

Thị trường Nhật Bản: Trong năm 2019, tổng lượng nhập khẩu viên nén của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục 1,61 triệu tấn gỗ viên (tăng 52% so với năm 2018). Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp viên nén gỗ lớn nhất cho Nhật Bản với sản lượng 887.000 tấn (chiếm 55% thị phần) vào năm 2019, tăng 137% so với năm 2018. Trước đó, Canada vẫn là nhà cung cấp viên nén lớn nhất cho Nhật Bản.

Thị trường Nhật Bản

 

THỊ TRƯỜNG VIÊN NÉN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG NĂM 2019 VÀ XU HƯỚNG NĂM 2020

Nhóm biên soạn Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Lê Xuân Huy

Dựa trên tài liệu của nhóm nghiên cứu của của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định)

  • Viên nén

Viên nén đạt lượng xuất khẩu cao trong năm 2019, nhưng giá trị kim ngạch đã giảm mạnh so với năm 2018. Hình 14 và hình 15 chỉ ra thay đổi về lượng và kim ngạch của mặt hàng xuất khẩu này.

Hàn Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ viên nén của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Hàn Quốc đạt 222,9 triệu USD, giảm mạnh ở con số 34% so với kim ngạch năm 2018. Lý do kim ngạch nhập khẩu viên nén của Việt Nam vào thị trường này giảm là do Chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi lại chính sách năng lượng trong 2 năm vừa qua, trong đó điện năng chạy bằng viên nén không còn nhận được sự ưu tiên như trước của Chính phủ.4

Đứng tiếp theo là Nhật Bản với lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2019 so với năm 2018, tương ứng 119% và 106%, đạt 871 ngàn tấn và 119 triệu USD.

Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ). Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào Nhật đã vượt đạt trên 1,3 tỉ USD, tăng 17% so với năm 2018.

Viên nén tiếp tục tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt kim ngạch 116,6 triệu USD trong năm 2019 từ mức 57,7 triệu USD năm 2018, tương đương với 2 lần

Hình 37 cho thấy các mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác trong năm 2019 vào Nhật Bản là đồ gỗ nội thất (374,3 triệu USD), ghế gỗ (121,6 triệu USD), gỗ dán, gỗ ghép (45 triệu USD), ván ghép, đồ mộc xây dựng (52,8 triệu USD). So với dăm gỗ và viên nén, tốc độ mở rộng kim ngạch ở các nhóm mặt hàng này chậm.

Hàn Quốc

Hàn Quốc là thị trường đứng thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Năm 2019, giá trị kim ngạch đạt trên 801,9 triệu USD, giảm mạnh 15% so với kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này năm 2018. Hình 42 chỉ ra sự thay đổi về giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc trong những năm gần đây.

Hình 44 thể hiện kim ngạch các mặt hàng này, nổi bật là sự suy giảm rất mạnh giá trị xuất khẩu viên nén. Trừ dăm gỗ, các mặt hàng còn lại bao gồm sợi gỗ, bột gỗ, gỗ dán, gỗ ghép, ghế ngồi, ván ghép, sản phẩm gỗ khác đều bị thu hẹp trong năm 2019.

Suy giảm kim ngạch từ mặt hàng viên nén là bởi Chính phủ Hàn Quốc trong vài năm gần đây thay đổi lại chính sách về năng lượng, theo đó mặt hàng viên nén không còn được ưu tiên trong chính sách phát triển năng lượng.

Thảo luận

Kim ngạch của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc đang có sự co hẹp về quy mô, chủ yếu là do sự giảm nhu cầu về viên nén và gỗ dán của Việt Nam tại thị trường này. Thay đổi nhu cầu là kết quả của các chính sách vĩ mô của Chính phủ Hàn Quốc, với các sản phẩm viên nén nhập khẩu sử dụng trong ngành công nghiệp năng lượng không còn là ưu tiên của Chính phủ. Điều này cho thấy thị trường xuất khẩu luôn ẩn chứa những thay đổi, trong đó có nguyên nhân là thay đổi các ưu tiên trong chính sách vĩ mô của quốc gia nhập khẩu. Bền vững trong xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các cơ quan phụ trách thông tin thị trường xuất khẩu cần tiếp cận với các thông tin thị trường và chính sách tại nước nhập khẩu.

Phụ lục 1. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam

 

Mặt hàng

Mã sản phẩm 2017 2018 2019
Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD)
Viên nén (tấn) 44013 2.019.680 216.241.203 3.022.645 409.385.789 3.076.680 347.450.526

Phụ lục 10. Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn vào Nhật Bản (USD)

Mặt hàng 2015 2016 2017 2018 2019
Viên nén 3.631.299 8.103.852 15.680.550 57.727.136 116.643.997

Phụ lục 16. Các mặt hàng gỗ và sản phẩm Việt Nam xuất khẩu vào Châu Âu

Sản phẩm Mã sản

phẩm

2017 2018 2019
Lượng USD Lượng USD Lượng USD
Dăm gỗ, viên nén (m3) 4401 1.996 280.131 12.739 2.062.141 9.153 1.392.257

 

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, CÔNG TY VỐN FDI TRONG NGÀNH VIÊN NÉN

: THỰC TRẠNG NĂM 2019 VÀ XU HƯỚNG NĂM 2020

Nhóm biên soạn Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Lê Xuân Huy

Dựa trên tài liệu của nhóm nghiên cứu của của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định)

Các dự án FDI phân theo loại hình đầu tư

Năm 2019 ngành gỗ có 99 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đăng ký trên 726 triệu USD. Các dự án chủ yếu đầu tư vào mảng chế biến gỗ và sản xuất ván, với các dự án thuộc 2 mảng này chiếm 86% trong tổng số các dự án. Vốn đăng ký của các dự án FDI mới hoạt động trong 2 mảng này chiếm 92% trong tổng số vốn đăng ký của tất cả các dự án FDI đầu tư vào ngành trong năm. Cụ thể, năm 2019 có 68 dự án tập trung vào chế biến gỗ (chiếm 69% trong tổng dự án), 17 dự án sản xuất ván (17%). So với năm 2018 số dự án FDI đăng ký mới hoạt động trong 2 mảng này lần lượt tăng 1,9 lần và 1,5 lần. Số vốn đăng ký của các dự án FDI đầu tư vào mảng chế biến gỗ và mảng sản xuất ván lần lượt là 404,1 triệu USD (55,7% trong tổng vốn đăng ký năm 2019) và 264,3 triệu USD (36,4%), tăng lần lượt là 2,5 lần và 6,2 lần so với vốn đăng ký của của các dự án FDI của 2 mảng này năm 2018.

Hình 6 và 7 chỉ ra những thay đổi của số lượng dự án đầu tư mới và vốn đầu tư của doanh nghiệp

FDI trong các lĩnh vực của ngành gỗ.

Năm 2019, vốn đầu tư mới từ khối FDI vào lĩnh vực sản xuất ván nhân tạo (ván bóc, ván sợi, ván dăm và gỗ dán) có mức vốn đăng ký trung bình tăng gấp 4 lần, từ 3,8 triệu USD/dự án năm 2018 lên 15,5 triệu USD /dự án.

Lý do mức vốn đăng ký trung bình của mỗi dự án tăng vọt là bởi có sự xuất hiện của một dự án mới từ Hàn Quốc tập trung vào sản xuất ván, với vốn đăng ký đầu tư lên tới 163,2 triệu USD.

Nếu tách riêng dự án này ra khỏi nhóm các doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất ván, quy mô vốn đầu tư của mỗi dự án so với năm 2018 không tăng.

Các dự án FDI mảng chế biến gỗ cũng có quy mô vốn tăng, từ 4,6 triệu USD/ dự án năm 2018 lên gần 6 triệu USD/dự án năm 2019. Lý do các dự án tăng quy mô vốn đăng ký là bởi ngành có 3 dự án mới đầu tư vào mảng này, với vốn đăng ký mỗi dự án trên 50 triệu USD.

Bình quân mỗi năm ngành gỗ nhận được 2 dự án đầu tư vào sản xuất viên nén. Tuy nhiên, quy mô các dự án đầu tư giảm mạnh trong năm 2019, với tổng vốn đăng ký của 2 dự án chỉ đạt chưa tới 6 triệu USD, từ con số gần 30 triệu USD của năm 2018.

Bảng 5 cho thấy kim ngạch của các mặt hàng gỗ có giá trị kim ngạch cao được các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước xuất khẩu vào Mỹ năm 2019.

Bảng 5. Các mặt hàng có giá trị kim ngạch cao được các doanh nghiệp FDI xuất vào Mỹ

 

 

 

hàng

 

 

 

Mặt hàng

 

Kim ngạch của doanh nghiệp trong nước (USD)

Kim ngạch của doanh nghiệp FDI

(USD)

Thay đổi kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI 2019/2018

(%)

4413 Gỗ nén 4.639.235 12.841.981 277%

Phụ lục 1. Số dự án và vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI theo loại hình hoạt động (dự án)

 

Loại hình đầu tư

Số lượng dự án
2015 2016 2017 2018 2019
Viên nén   2 2 2 2
Vốn đăng ký (USD)
2015 2016 2017 2018 2019
  16.600.000 2.000.000 29.700.000 5.973.224

 

Phụ lục 2. Số vốn đăng ký đầu tư trung bình của các doanh nghiệp FDI theo loại hình hoạt động (USD)

0962 537 439
chat-active-icon
chat-active-icon