Viên Nén Mùn Cưa – Kinh Nghiệm Lựa Chọn Mặt Hàng Xuất Khẩu

Viên nén mùn cưa sẽ là mặt hàng cuối cùng mình chia sẻ trong chuỗi bài viết “Kinh Nghiệm Lựa Chọn Mặt Hàng Xuất Khẩu”. Đây sẽ là bài viết mình dự định viết nhiều nhất, bởi vì mặt hàng mình đang nói đến là mặt hàng mà mình rất tâm huyết cũng như đầu tư nhiều công sức, tiền bạc nhất.

Ban đầu mình dự định nói về mặt hàng năng lượng nhưng nó khá rộng và mình cũng không có quá nhiều kiến thức tổng quan để chia sẻ.

Nhưng trong đó, mình lại có rất nhiều trải nghiệm về mặt hàng viên nén mùn cưa. Đây là một mặt hàng nhỏ nằm trong mặt hàng năng lượng.

Mặc dù sẽ có nhiều người xếp nó vào mặt hàng gỗ vì bản thân nó được làm ra từ gỗ, nhưng theo mình nên xếp viên nén mùn cưa vào mặt hàng năng lượng.

Bởi vì tác dụng của viên nén gỗ là cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt. Ngoài ra, giá cả của mặt hàng này cũng lên xuống theo giá dầu và giá than của thế giới.

Chính vì lý do đó, theo ý kiến cá nhân mình, thì mặt hàng này nên được xếp vào nhóm mặt hàng năng lượng.

I. Viên nén mùn cưa là gì?

Viên nén mùn cưa

Viên nén mùn cưa là loại nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ các vật liệu sinh khối như dăm bào, mùn cưa, thân ngô, gỗ thải, vỏ đậu phộng,… thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại được ép thành các viên gỗ nhỏ và cứng.

Viên nén mùn cưa có độ ẩm thấp, độ tro thấp và nhiệt lượng phát ra cao, an toàn cho sức khỏe người sử dụng nên ngày càng được ưa chuộng trên những thị trường yêu cầu nhiệt độ cao.

II. Tại sao lại sử dụng viên nén mùn cưa???

1. Nguồn năng lượng bền vững

Chu trình nhiên liệu sinh khối
Chu trình nhiên liệu sinh khối

Theo các chuyên gia nước ngoài thì các nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn năng lượng không bền vững. Nói cách khác là chúng sẽ cạn kiệt trong tương lai.

Thay vào đó những nguồn năng lượng như gió, địa nhiệt, sóng, nước, nhiệt lượng từ các vật liệu sinh khối như rơm rạ, phế liệu gỗ… được coi là những nguồn năng lượng có thể tái tạo.

Các bạn có thể hình dung chu trình nguồn năng lượng sinh khối bằng hình minh họa phía trên.

Theo chu trình này thì việc kiểm soát trồng và khai thác gỗ sẽ giúp chu trình trên diễn ra bền vững.

2. Nguyên liệu để sản xuất khí gas

Bên cạnh đó, bằng công nghệ đốt cháy viên nén tạo khí sinh học (gasification process), việc đốt cháy viên nén sẽ không còn sinh ra khí CO2. Việc này góp phần làm giảm các vấn đề về môi trường. (Mình đọc tài liệu tiếng anh đoạn này thì hiểu cơ bản nhưng không biết dùng từ ngữ chuyên ngành sao cho đúng, mong các bạn thông cảm)

Tóm lại công nghệ đốt viên nén tại các nhà máy nhiệt điện có dùng viên nén sẽ là đốt cháy viên nén dưới dạng thiếu khí O2. Khi đó khí sinh ra không còn là CO2 mà là hỗ hợp khí CO và H2. Một mặt họ thu lấy khi CO và H2 phục vụ cho công nghiệp, một mặt tận dụng nhiệt lượng tỏa ra để đun nóng nồi hơi và làm quay tuabin máy phát điện.

(Mình là dân kỹ thuật đóng tàu nên phần này chỉ có thể giải thích sơ bộ như vậy. Để tìm hiểu thêm các bạn có thể gõ cụm từ gasification và tự nghiên cứu)

Khí sinh học biomass
Công nghệ tạo khí sinh học

Điều này được các nước phát triển như Châu âu, Hàn quốc, Nhật bản coi trọng và đưa ra các quyết định để khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng này.

3. Chính phủ một số nước có chính sách khuyến khích sử dụng viên nén mùn cưa

Cụ thể, các quốc gia này thay đổi chính sách trợ giá cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng viên nén mùn cưa để làm nguyên liệu thay cho than đá.

Giá viên nén mùn cưa đi Nhật
Chính sách trợ giá điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng khác nhau của Nhật Bản

Điều này làm tăng nhu cầu sử dụng viên nén mùn, kéo theo việc nở rộ các nhà máy sản xuất viên nén mùn cưa ở Việt Nam trong những năm về trước.

Tìm hiểu tới đây mình phát hiện ra một điều là một quyết định của chính phủ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của một ngành nào đó.

Giả sử bằng cách nào đó, mình biết trước chính sách trợ giá điện như trên sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng viên nén. Là một nhà kinh doanh từ Nhật, mình sẽ qua Việt Nam tìm mua và ký độc quyền với một xưởng nào đó. Đợi khi quyết định thông qua, mình bắt đầu nhập ngay lập tức mặt hàng này về Nhật và cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện.

Chém gió một xíu vậy thôi, quay lại chủ đề chính, mình sẽ chia sẻ tiếp các đặc điểm của ngành này sau đây.

III. Phân loại viên nén mùn cưa

1. Theo mục đích sử dụng:

  1. Viên nén dùng trong công nghiệp: đây là loại viên nén dùng trong các nhà máy nhiệt điện. Viên nén sẽ được thay thế than để cung cấp nhiệt lượng cho lò hơi -> làm quay tuabin máy phát điện -> tạo ra điện.
  2. Viên nén dùng cho dân dụng: đây là loại viên nén được sử dụng trong các hộ gia đình của Châu Âu vào mùa đông nhằm thay thế cho củi.
  3. Viên nén dùng để lót chuồng gia súc: đây là loại viên nén dùng làm lót ổ cho gia súc vì khả năng hút ẩm tốt của viên nén.

2. Theo chất lượng:

Chất lượng viên nén được phân chia dựa vào chỉ số nhiệt lượng (Calorific), độ ẩm (Moisture), độ tro (Ash). Theo cách này viên nén được chia thành 3 loại. Tuy nhiên mỗi nước lại có sự khác biệt về cách chia 3 loại này.

Tiêu chuẩn viên nén xuất đi Hàn quốc
Tiêu chuẩn viên nén xuất đi Hàn quốc
Tiêu chuẩn viên nén xuất đi Nhật bản
Tiêu chuẩn viên nén xuất đi Nhật bản
Tiêu chuẩn viên nén xuất đi Châu Âu
Tiêu chuẩn viên nén xuất đi Châu Âu

Nhìn vào bảng tiêu chuẩn trên, ta thấy rằng nhiệt lượng yêu cầu thường tối thiểu là 3900 kcal/kg; độ ẩm < 10 và độ tro trải dài từ 0.5 đến 5.

Ở đây độ tro được hiểu là phần chất thải không cháy được nữa sau khi đã đốt cháy hoàn toàn viên nén. Độ tro nhiều thì bạn phải tốn nhiều chi phí để xử lý chất thải này. Nên khách hàng rất quan tâm và kiểm tra nghiêm ngặt độ tro này.

Chính độ tro này sẽ xác định chất lượng viên nén của bạn thuộc loại nào, tương ứng sẽ có giá xuất khẩu là bao nhiêu. Độ tro càng thấp, viên nén của bạn càng chất lượng và bán càng được giá.

Ngoài ra, ta cũng thấy rằng độ tro theo tiêu chuẩn Hàn cao hơn so với tiêu của Nhật và Châu Âu, do đó chất lượng viên nén xuất đi Hàn sẽ thấp hơn xuất đi Nhật và Châu Âu. Cũng như vậy giá viên nén xuất đi Hàn sẽ thấp hơn giá viên nén xuất đi Nhật và Châu Âu.

3. Theo nguồn gốc gỗ:

Hiện nay, ở Việt Nam nguồn nguyên liệu để sản xuất viên nén thường từ các nguồn sau:

  • Mùn cưa, dăm bào từ các xưởng xẻ gỗ
  • Gỗ vụn từ các xưởng sản xuất đồ gỗ
  • Rác ván bóc
  • Gỗ tươi từ các khu rừng trồng như gỗ keo, cao su, thông…

Trong đó nếu lựa chọn nguyên liệu là mùn cưa, dăm bào hay gỗ vụn thì tiết kiệm được chi phí sấy nguyên liệu. Tuy nhiên những nguyên liệu này hay chứa nhiều tạp chất như đất, cát, keo dán gỗ. Việc này làm cho viên nén chứa nhiều tạp chất như lưu huỳnh, natri, nitrogen vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Mùn cưa và gỗ vụn
Mùn cưa và gỗ vụn

Nếu dùng gỗ tươi thì sẽ tốn chi phí sấy khô nguyên liệu trước khi ép viên. Vì gỗ tươi chứa nhiều nước, nên để đạt được yêu cầu độ ẩm dưới 10 thì nhất định phải sấy nguyên liệu. Ngoài ra vì gỗ tươi có chứa vỏ cây cũng góp phần làm tăng tạp chất dẫn đến làm tăng độ tro cho viên nén.

Nghiền gỗ cao su tươi
Nghiền gỗ cao su tươi

Trong các nguyên liệu mình liệt kê thì rác ván bóc được xem là nguồn nguyên liệu tốt nhất khi chứa độ ẩm thấp, lại được bóc hết vỏ cây và thường sạch hơn mùn cưa nên hạn chế được tạp chất. Điều này góp phần nâng cao chất lượng viên nén.

Rác ván bóc làm nguyên liệu cho sản xuất viên nén
Rác ván bóc làm nguyên liệu cho sản xuất viên nén

IV. Đặc điểm các thị trường nhập khẩu viên nén mùn cưa.

1. Thị trường viên nén mùn cưa Hàn Quốc

Đây là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thị trường này có mức yêu cầu chất lượng không quá cao nên khá phù hợp với phần lớn các nhà cung cấp Việt Nam.

Sản lượng nhập khẩu viên nén của Hàn Quốc
Sản lượng nhập khẩu viên nén của Hàn Quốc

Tuy nhiên, thị trường này cũng là thị trường có mức giá bất ổn, lên xuống rất nhiều.

Các bạn có thể xem qua đồ thị dưới đây để thấy được sự chênh lệch về giá qua các năm:

Giá viên nén xuất đi Hàn quốc
Giá viên nén xuất đi Hàn quốc

Theo mình tìm hiểu thì nguyên nhân của việc giá thay đổi nhiều như vậy xuất phát từ 2 phía:

Phía Việt Nam:

Khi giá viên nén cao, rất nhiều xưởng nhỏ mở ra. Điều này dẫn đến lượng cung vượt cầu nên phải cạnh tranh với nhau về giá.

Khi có nhiều xưởng mở ra, giá nguyên liệu cũng tăng cao điều này khiến các xưởng nhỏ một mặt bị tăng giá đầu vào nguyên liệu, một mặt bị ép giá đầu ra dẫn đến đóng cửa.

Khi cung và cầu cân bằng thì giá viên nén lại tăng trở lại.

Bên cạnh đó còn có các lý do từ phía nước nhập khẩu như sau:

Phía Hàn Quốc

Do chính phủ Hàn quốc thay đổi lộ trình về yêu cầu sử dụng sản lượng viên nén qua các năm.

Chính sách sử dụng sản lượng viên nén
Chính sách sử dụng sản lượng viên nén

Cũng như thay đổi chính sách trợ giá điện cho các nhà máy sử dụng viên nén mùn cưa.

Thay đổi chính sách trợ giá điện cho các nhà máy sử dụng viên nén
Thay đổi chính sách trợ giá điện cho các nhà máy sử dụng viên nén

Qua bảng trợ giá ở trên, ta thấy rằng chính phủ Hàn quốc đang dần hạn chế nhập khẩu viên nén bằng cách hạ viện trợ giá điện cho những nhà máy sử dụng nguồn viên nén nhập khẩu.

Thay vào đó khuyến khích sử dụng nguồn viên nén trong nước bằng việc tăng viện trợ giá điện cho những nhà máy sử dụng viên nén được sản xuất trong nước Hàn quốc.

Ngoài ra theo một số anh chủ xưởng lâu năm thì sự tăng giảm của giá dầu cũng ảnh hưởng tới sự tăng giảm giá viên nén xuất khẩu.

Nhìn chung, trong tương lai, thì thị trường Hàn quốc vẫn sẽ có chiều hướng đi xuống vì chính sách khuyến khích tự sản xuất viên nén.

Tìm ra thị trường mới hoặc khuyến khích thị trường trong nước Việt nam sẽ là những giải pháp trong thời gian tới.

2. Thị trường viên nén mùn cưa Nhật Bản

Sản lượng nhập khẩu viên nén của Nhật bản
Sản lượng nhập khẩu viên nén của Nhật bản

Đặc điểm:

Đây là thị trường chính thứ hai sau Hàn quốc về sản lượng nhập khẩu viên nén của Việt Nam.

Trước đây, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu viên nén từ Canada. Bởi vì chất lượng viên nén tốt và ổn định.

Tuy nhiên, do khoảng cách vị trí xa nên cần phải nhập số lượng (khoảng 50,000 tấn) cho mỗi chuyến thì mới có hiệu quả về kinh tế.

Điều nay vô tình gây áp lực lên năng lực kho chứa cho các nhà máy nhiệt điện Nhật bản.

Để giải quyết điều này, Nhật bản chuyển hướng sang nhập khẩu viên nén mùn cưa của Việt Nam với sản lượng khoảng 10,000 tấn cho mỗi lần vận chuyển.

Tuy nhiên như mình đã chia sẻ tiêu chuẩn chất lượng viên nén của Nhật, thì nước này đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe hơn Hàn quốc. Bên cạnh đó, các đối tác Nhật bản luôn đòi hỏi phải có đủ chứng nhận FSC cho nguyên liệu làm viên nén.

chứng-nhận-FSC
Chứng-nhận-FSC

Do đó, chỉ những xưởng lớn mới có thể khả năng đáp ứng các đơn hàng từ phí đối tác Nhật.

Lợi thế:

Đi kèm với tiêu chuẩn cao thì bù lại đối tác Nhật thường cam kết hợp đồng dài hạn (khoảng 10 – 15 năm). Điều này giúp các xưởng yên tâm về vấn đề đầu ra.

Thêm nữa giá xuất khẩu viên nén đi Nhật cũng cao và tốt hơn rất nhiều so với giá xuất đi Hàn.

Giá nhập khẩu viên nén và dăm gỗ của Nhật
Giá nhập khẩu viên nén và dăm gỗ của Nhật

Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của giá viên nén xuất đi Hàn quốc, nên hiện tại giá viên nén xuất đi Nhật cũng bị ảnh hưởng.

Cụ thể giá FOB dao động từ 125$ đến 150$ tùy vào chất lượng và hình thức vận chuyển.

Nhìn chung giá này vẫn rất tốt cho các xưởng sản xuất của Việt Nam.

Và trong tương lai gần, Nhật Bản sẽ là thị trường chính mà Việt Nam cần nhắm tới.

3. Thị trường viên nén mùn cưa Châu Âu

Đặc điểm:

Đây là thị trường khó tính nhất và yêu cầu chất lượng viên nén khắt khe nhất.

Thị trường này tồn tại 2 dạng viên nén đó là viên nén cho dân dụng và viên nén dùng cho công nghiệp.

Đối với viên nén dùng cho công nghiệp, độ tro yêu cầu thường tối đa 1.5. Còn viên nén dân dụng độ tro yêu cầu khắt khe hơn, thường là tối đa 0.7. Ngoài ra, viên nén dùng cho dân dụng thường yêu cầu thêm là phải đóng thành túi PP 15kg.

Đóng bao PP cho viên nén mùn cưa xuất đi Châu Âu
Đóng bao PP cho viên nén mùn cưa xuất đi Châu Âu

Ngoài ra viên nén muốn xuất sang Châu Âu phải có chứng nhận sử dụng nguyên liệu gỗ từ vùng có chứng nhận FSC.

Thêm một lưu ý nữa đối với viên nén dùng cho dân dụng là thường sẽ chỉ dùng nguyên liệu là gỗ keo đã bóc vỏ. Bởi vì gỗ keo khi đốt sẽ không cho mùi khó chịu như thông hay cao su. Và chỉ có gỗ keo bóc vỏ hoặc rác ván bóc gỗ keo sạch thì mới có thể cho ra viên nén có độ tro dưới 0.7.

Bất lợi về cạnh tranh

Thật lòng mà nói thì Việt Nam gần như không có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ viên nén khác ở Đông Âu tại thị trường Châu Âu này.

Lý do đơn giản đó là chi phí vận chuyển quá cao.

Đây là kinh nghiệm mình rút ra được khi thảo luận với một đối tác bên Châu âu trong gần 1 tháng.

Cụ thể, giá viên nén CNF tại cảng Châu âu mà đối tác đó có thể chấp nhận là khoảng 180$ (đây là giá mà các nhà cung cấp Đông Âu đang bán)

Suy ra giá FOB tại Việt Nam sẽ là khoảng 140$.

Bảng tính toán mà đối tác Châu Âu phân tích cho mình
Bảng tính toán mà đối tác Châu Âu phân tích cho mình

Tuy nhiên với giá này các xưởng trong nước vẫn rất khó để sản xuất. Bởi vì muốn làm ra viên nén có độ tro thấp (dưới 1.5 hoặc 0.7 như tiêu chuẩn Châu Âu) thì bắt buộc phải dùng nguyên liệu là gỗ keo bóc vỏ.

Tuy nhiên, hiện tại giá FOB dăm gỗ đã là 150$. Nên việc mua gỗ keo bóc vỏ để sản xuất viên nén đạt chuẩn Châu Âu và xuất bán với giá FOB 140$ là điều khô

0962 537 439
chat-active-icon
chat-active-icon